Thursday, November 21, 2024
spot_img

Bài Nổi Bật

spot_img

Bài Viết Mới

Vang Vọng Tiếng Gọi Vào Đời…

Tác giả: Văn Am, SDB

36219244

Một bé trai 10 tháng tuổi bị bỏ trong thùng sốp trước cửa nhà với lời nhắn rằng bé trai bình thường, kèm theo là số tiền 120 ngàn, một bộ đồ và một vài cái tã!… Rõ là một cuộc đời bị hất hủi, một sự có mặt trong đời không được mong đợi.

Tôi lặng người khi nghĩ đến một sinh linh hoàn toàn bất lực, phó thác mọi sự vào lòng nhân của những con người. Buồn thay nếu như người ta đã từng được học biết về giá trị của một sinh linh chào đời: Lẽ ra nó phải là kết quả của một tình yêu cao quý… Thế mà kết quả của tình yêu này đã có lúc bị chối từ, đã trở thành một “của nợ” cho con người…

Tôi nghiệm thấy “tiếng gọi vào đời” dường như đang bị đặt thành dấu chấm hỏi. Ai gọi tôi vào đời? Cha mẹ tôi? Biết bao kẻ chưa được sinh ra đã đủ “già” để chết! Những con người đã từng nhận được ơn gọi làm người giờ đây lại lên tiếng quyết định tiêu diệt tặng phẩm làm người của kẻ khác nhân danh quyền lợi của cá nhân mình, vốn tự họ lại không phải là những kẻ ban cho chính mình được những quyền lợi đó. Có nhiều nghĩa trang dành cho những mảnh đời không bao giờ nhìn thấy ánh sáng! Thì ra tiếng gọi vào đời bởi Đấng Vô hình ban tặng lại bị con người ngăn cản khiến cho Người không thể thực hiện được tiếng gọi ấy cách sung mãn. Bất hạnh và đáng thương thay! Con người phản lại chính con người.

Trước bóng tối nhân linh này, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói lên “giấc mơ của mình” khi ngài nhận giải thưởng danh dự Charlemagne ngày 6 tháng 5 năm 2016. Đâu là giấc mơ của ngài? Có giống với giấc mơ Martin Luther King Jr. vào ngày 28 tháng Tám, 1963 tại the Lincoln Memorial, Washington D.C. không?  Xem ra giấc mơ ấy không giống vì Luther lúc ấy đang đối diện với tình trạng nô lệ thể lý, song cũng có phần nào giống thế, vì Đức Phan-xi-cô đang đối diện với một châu Âu đang cằn cỗi vì những tình trạng nô lệ tinh thần. Đức Phan-xi-cô đang đối diện với một Âu châu như thể không muốn làm mẹ nữa.

Trước một Âu châu ngày nay đang trở nên già hơn, vì ngày càng ít người trẻ, Đức Phan-xi-cô mơ đến một Âu châu tìm lại ơn gọi là mẹ hơn là ơn gọi trở nên bà nội, bà ngoại. Ngài mong ước “một Âu châu thật trẻ trung, và vẫn có thể là một người mẹ: Một người mẹ có sự sống bởi vì nàng kính trọng sự sống và cống hiến niềm hy vọng cho sự sống”. Châu Âu cần tìm lại một nhân bản thuyết mới, chỉ liên lỷ dốc lòng làm việc cho con người nên người hơn mãi, vì quá khứ của Âu châu đã từng đầy dẫy những “champion of human rights, democracy and freedom… the home of poets, philosophers, artists, musicians, and men and women of letters” the mother of peoples and nations, the mother of great men and women who upheld, and even sacrificed their lives for, the dignity of their brothers and sisters”. Châu Âu ngày nay cần nghe lại tiếng gọi vào đời của con người một cách sáng tạo hơn.

Thật vậy, tiếng gọi vào đời hàm ẩn một hạn từ không bao giờ mệt mỏi để nhắc lại: Đối thoại. Thiên Chúa đối thoại với cặp vợ chồng để một người được sinh ra, để người đó được chăm sóc và lớn lên, để người đó được trưởng thành và đến lượt mình lại trở thành người trao hiến chính mình. Tiếng gọi làm người không thể thành tựu cách tốt đẹp mà không có đối thoại. Văn hoá đối thoại mới đưa chúng ta vào tập sự cũng như vào kỷ luật để “khiến chúng ta có thể nhìn người khác như những đối tác đối thoại giá trị, kính trọng người xa lạ, di dân và dân tộc từ các nền văn hoá khác đáng được lắng nghe”. Theo đó, nền hoà bình chân thật và trường cửu chỉ có được khi chúng ta trang bị cho con cháu mình với vũ khí của đối thoại, dạy chúng chiến đấu cho cuộc chiến của gặp gỡ.” Nhờ văn hoá đối thoại, “những sách lược của sự sống, chứ không phải sự chết, sự bao gồm chứ không phải loại trừ” nảy sinh. 

Được trang bị bằng văn hoá đối thoại và gặp gỡ, con người mới học dỡ bỏ dần chủ nghĩa giản lược vốn chỉ muốn dành hành tinh mặt đất cho một số người. Thật vậy, “Chủ nghĩa này nhắm đến đồng bộ, không hề khai sinh giá trị, kết án các dân tộc vào một sự nghèo nàn cực độ: nghèo nàn của sự loại trừ. Không chút mang đến sự cao cả, loại trừ dẫn đến hẹp hòi và bạo tàn… nó mang đến sự hèn hạ”. Khi đó, một địa cầu già nua là tất yếu. Địa cầu già nua trong tâm hồn trước khi nó nên già nua trong thể lý, trong số tuổi. Nếu thế, tiếng gọi vào đời bị đe doạ không phải bởi vì những căng thẳng chính trị cho bằng mối nguy hiểm của chủ nghĩa tuân thủ (conformism), tức là, chủ nghĩa chỉ chấp nhận sự đồng bộ trong tư tưởng và tình cảm, chỉ lo cho riêng mình, và trốn tránh trách nhiệm”.

Khi được mở ra với đối thoại và rộng mở tiếp đón mọi người khác, tiếng gọi vào đời nhận ra người trẻ vai trò tác nhân chính của xã hội. Họ không chỉ là công nhân lãnh lương. Họ dựng xây thế giới hằng ngày. Đúng thế, họ không chỉ là tương lai của thế giới, song còn là hiện tại. Thế giới hôm nay sẽ ra sao nếu không có những người trẻ làm việc trong mọi lãnh vực. Cám dỗ ở đây chính là họ thường bị nhìn không hơn những phương tiện cho một lợi nhuận ngày càng lớn hơn của một số người thay vì là mục đích mà mọi hình thức lao động phải nhắm đến. “Làm thế nào chúng ta có thể nói cho họ rằng họ là những vai chính, khi những mức độ thất nghiệp của hàng triệu người trẻ Âu Châu liên tục gia tăng? Làm thế nào chúng ta có thể tránh mất đi người trẻ đi đến các nơi khác để kiếm tìm những mơ ước của chúng và một cảm thức thuộc về, bởi vì ở đây trong quê hương của họ, chúng ta không biết làm thế nào để cống hiến cho chúng những cơ hội và giá trị?”

Vậy tiếng gọi vào đời không chỉ mang ý nghĩa khai sinh một con người trên trần. Nó đi liền với cả một ước mơ được hiện thực. Thiên Chúa đã có một giấc mơ cho kẻ Ngài sinh ra; cha mẹ nào mà chẳng có những kỳ vọng nơi người con mà họ chấp nhận sinh ra trong trách nhiệm; quốc gia nào mà không đặt mơ ước trên con dân trai trẻ của mình; Giáo hội nào không mơ về một tương lai rực chói của con người mới được tái sinh trong lòng mình. Giáo hoàng Phan-xi-cô tóm kết rất hay như sau:

“Tôi mơ đến một thuyết nhân bản mới bên Âu châu, nó can dự đến việc liên lỷ làm cho con người nên người. Việc ấy đòi hỏi ký ức, can đảm, một tầm nhìn có tính chất không tưởng lành mạnh và nhân văn. Tôi mơ đến một Âu châu trẻ trung, vẫn có khả năng là mẹ: một người mẹ có sự sống bởi vì bà kính trọng sự sống và cống hiến hy vọng cho sự sống. Tôi mơ đến một Âu châu chăm sóc trẻ em, cống hiến sự trợ giúp huynh đệ cho người nghèo và những người mới tới đang tìm sự tiếp nhận bởi vì họ mất mọi sự và cần chỗ ở. Tôi mơ một Âu châu chú tâm đến những người yếu đau và già cả, bằng không họ bị đặt bên lề như là vô dụng. Tôi mơ một Âu châu ở đó là người di dân không phải là một tội ác, nhưng là một lời mời gọi để cam kết nhiều hơn vì phẩm giá của mọi người. Tôi mơ một Âu châu nơi đó người trẻ hít thở làn khí trong lành của ngay thẳng, ở đó họ yêu vẻ đẹp của nền văn hoá và đời sống đơn giản không bị nhiễm bẩn bởi những nhu cầu không thể mãn nguyện của chủ nghĩa tiêu thụ, ở đó các người kết hôn và có gia đình là một trách nhiệm và niềm vui, chứ không phải là một vấn đề vì thiếu công việc ổn định. Tôi mơ một Âu châu gồm những gia đình, với những chính sách hiệu quả thực sự tập trung vào những khuôn mặt hơn là những con số, vào tỷ lệ sinh chứ không phải vào tỷ lệ tiêu thụ. Tôi mơ một châu Âu cổ võ và bảo vệ quyền lợi của mọi người, không xao nhãng những bổn phận đến mọi người. Tôi mơ một Âu châu mà ta nói rằng nó cam kết cho quyền lợi con người như sự không tưởng sau cùng của nó.”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Popular Articles