Tuesday, December 3, 2024
spot_img

Bài Nổi Bật

spot_img

Bài Viết Mới

Mỗi Ngày, Mỗi Lúc Hãy Thốt Lên “Cha Ơi…”

Thế Giới

LỜI KINH PHÉP LẠ

Nhiều người có những kỷ niệm êm đềm về cha mình. Song không thiếu những kinh nghiệm của con người về một người cha luôn làm cho con cái sợ hãi, thù hằn đến độ chối bỏ. Mọi văn hóa, mọi thời đều có nhưng người cha nghiện rượu, đánh đập con cái, quen thói gia trưởng… đến nỗi có những người sợ hãi chối bỏ cha của mình.

Trong thời đại tân tiến này, có một số người nhìn người cha như đối thủ, họ sẵn sàng giết cha mình để mình được sống như ý muốn. Nhưng thực ra đó chỉ là những hình ảnh méo mó về người cha. Còn trong ca dao Việt của chúng ta đã từng ca ngợi: “Ơn cha như Thái sơn cao vời vợi” hay “Công cha như núi Thái Sơn”. Một người cha thường luôn nâng đỡ, khích lệ, an ủi và vỗ về con cái.

Quả thực, Thiên Chúa là người cha nhân hậu và tốt lành. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã thốt lên bằng kinh nghiệm đức tin suốt chiều dài lịch sử: “Thiên Chúa là một người Cha theo cách riêng Ngài: Tốt lành, tôn trọng ý muốn tự do của con người, Ngài chỉ có thể chia động từ “yêu thương” mà thôi. Ngài là một người cha không áp dụng sự công bằng theo kiểu nhân loại và sẵn sàng tha thứ, ôm ấp đứa con xa lạc”. Hơn ai hết, Đức Giê-su biết rõ Chúa Cha như thế nào. Đức Giê-su đảm bảo rằng “Con người có thể xa cách, thù hằn và chối phắt Thiên Chuá”; thế nhưng “Thiên Chúa lại không thể không có con người”.

Rất nhiều khi chúng ta gọi Thiên Chúa bằng những danh xưng cao cả như Đấng Uy Linh, Đấng muôn trùng cao cả, v.v. Nhưng danh xưng Ngài ưa thích nhất chính là Cha, Daddy, Abba, vì bộc lộ bản thân Ngài hơn cả. Có lúc nào chúng ta dám chất vấn Thiên Chúa như thế này không: “Chúa à, cho con biết làm thế nào mà Chúa có thể luôn luôn yêu thương như thế? Liệu Chúa không biết thù hằn chút nào sao?”. Thiên Chúa chắc chắn sẽ trả lời chúng ta: “Không! Ta chỉ biết yêu thương mà thôi!”.

Trong số những môn đệ đi theo và ở với Chúa, Thánh Tông đồ Gioan là người có sự thân tình với Đức Giê-su nhất. Gioan đã có một định nghĩa chính xác về Thiên Chúa khi nói “Thiên Chúa là Tình Yêu” – Chính Tình Yêu là tên gọi của Thiên Chúa.

Đời sống con người thực sự kỳ diệu, và nhiều lúc chúng ta phải thốt lên: Phép lạ. Tuy nhiên, phép lạ vĩ đại nhất đó là: Thiên Chúa chỉ biết yêu thương mà thôi!

Thiên Chúa – Đấng ta gọi là “Cha” này cũng có đặc điểm đáng khích lệ này. Đức Phanxicô dạy ta từ chính kinh nghiệm của mình: “Cũng có thể là ta thấy mình bước trên những đường rời xa Thiên Chúa giống như một người con hoang. Hoặc ta rớt vào nỗi cô đơn khiến mình cảm thấy như bị bỏ mặc trong thế giới, hoặc thậm chí thấy mình phạm lỗi và bị bại liệt do một cảm thức tội lỗi. Trong những lúc khó khăn đó, chúng ta vẫn có thể tìm được sức mạnh để cầu nguyện, khởi từ tiếng “Cha ơi” được thốt lên với tâm tình của đứa con nhỏ: Abba. Ngài sẽ không giấu mặt khỏi chúng ta đâu”.

Ngài không cho  phép chúng ta thất vọng. Tại sao? Đây là câu trả lời. “Anh chị em hãy nhớ kỹ: Có lẽ một ai đó có nhiều điều xấu nơi mình, những điều ta không biết giải quyết thế nào, những cay đắng vì làm đã điều này, điều kia. Ngài không giấu mặt. Ngài không đóng kín trong im lặng. Nếu anh chị em thốt lên tiếng “Cha ơi” với Ngài, Ngài sẽ trả lời anh chị em.

Anh chị em có một người cha. Anh em nói: “Con là một tội phạm…”, nhưng anh chị em có một người Cha yêu thương anh chị em. Hãy thốt lên “Lạy Cha” với Ngài, bắt đầu cầu nguyện cách này và trong thinh lặng, Ngài sẽ nói cho anh chị em rằng ngài không bao giờ quên khuấy anh chị em đâu.

“Nhưng cha à, con đã làm điều này…”, Thiên Chúa bảo: Ta không bao giờ quên con, Ta thấy hết mọi sự. Nhưng Ta vẫn luôn ở đấy, gần bên con, trung thành với tình yêu Ta dành cho con”. Đó sẽ là câu trả lời. Vậy bạn đừng bao giờ quên thốt lên “Cha ơi”.

Nếu thế, ta có thể nhận ra niềm xác tín quan trọng làm cho đời sống mỗi người có ý nghĩa, như Đức Bênêđictô XVI kêu gọi như sau: “Có thể gọi Thiên Chúa là Cha, điều ấy mời gọi chúng ta biết sống như con cái Thiên Chúa. Từ ngữ Cha là một lời mời sống cách ý thức rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Nó cũng giải thoát chúng ta khỏi ảo tưởng về một sự giải phóng sai lầm, ấy là không cần đến hướng dẫn nào khi sống cuộc đời chúng ta. A-đam tin rằng khi ăn trái cấm, ông và E-và sẽ nên như “những thần minh” và vì thế có thể sống cuộc đời mình không cần Thiên Chúa. Qua việc gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta không nói đến sự dựa dẫm vào Thiên Chúa, nhưng đúng hơn đến mối liên hệ tình yêu vốn nâng đỡ đời sống và cho nó ý nghĩa và sự cao cả.”

Bài viết: Văn Am, SDB

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Popular Articles